12 điều mà người Công giáo phải trả lời được

12 điều mà người Công giáo phải trả lời được

Ngày đăng: 30/03/2023 05:25 PM
Lượt xem: 547

    Kính gửi đến quý độc giả bài sau đây để thêm chất liệu suy nghĩ về đời sống đức tin chúng ta.

    Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng ta phải trả một giá rất đắt cho nó: Khi dân chúng được quyền tự do muốn nói gì thì nói, họ đôi khi dùng sự tự do đó để nói những điều ngớ ngẩn. Và đó là 12 điều mà chúng tôi sẽ bàn ở đây.

    Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến, trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công Giáo có nhiệm vụ phải trả lời.

    1. "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả. Ðiều đúng cho bạn chưa chắc đã đúng cho tôi."

    Người ta dùng lý luận này rất nhiều khi họ không đồng ý với một câu nói và không có cách nào khác để chống đỡ tư tưởng của mình. Vậy, nếu không có gì là đúng cho tất cả mọi người, thì họ muốn tin gì thì tin, và không thể nói gì để làm họ đổi ý cả.

    Nhưng hãy nhìn lại câu nói "Không có gì là chân lý tuyệt đối cả" một lần nữa. Có phải chính câu này đã khẳng định nó là điều tuyệt đối không? Nói cách khác, nó áp dụng ít qui luật hay tiêu chuẩn cho mọi người -- chính là điều mà những người theo tương đối nói là không thể được. Họ đã hóa giải lập luận của họ bằng cách đưa ra lập luận của họ.

    Một vấn đề khác với câu này là không có một người theo thuyết tương đối nào lại thật sự tin điều đó. Nếu có ai nói với bạn, "Không có chân lý tuyệt đối nào cả," và bạn thụi vào bụng người đó, người đó có lẽ sẽ nổi nóng. Nhưng theo niềm tin của anh ta, anh ta phải nhận rằng đấm vào bụng ai có thể sai đối với anh, nhưng có thể đúng đối với bạn.

    Khi đó họ sẽ trở lại với một bổ túc cho câu nói nguyên thủy là: "Bao lâu bạn không làm đau người khác, bạn tự do muốn làm gì và tin gì tùy ý." Nhưng đây chỉ là một sự phân biệt tùy ý (cũng như là câu nói tuyệt đối khác). Ai nói là tôi không được làm đau người khác? Cái gì là đau? Luật này từ đâu mà đến?

    Nếu câu này được đưa ra dựa theo quyền của cá nhân, thì không có nghĩa gì đối với người khác. "Ðừng làm hại" chính nó là một thỉnh cầu đối với một cái gì cao trọng hơn - một loại phẩm giá chung của con người. Nhưng câu hỏi lại là phẩm giá từ đâu đến.

    Như bạn có thể thấy, càng đi sâu vào những câu hỏi này, thì bạn càng hiểu biết rằng quan niệm về lẽ phải và chân lý không phải tùy ý, nhưng dựa vào một vài chân lý cao quý và phổ quát ngoại tại -- một chân lý được viết trong chính bản tính của chúng ta. Chúng ta có thể không biết nó trọn vẹn , nhưng không thể chối rằng không có chân lý đó.

    2. Kitô giáo không hơn gì các tín ngưỡng khác. Tất cả mọi tôn giáo đều dẫn đến Thiên Chúa."

    Nếu bạn không nghe đến câu này vài chục lần, bạn không rút ra được bao nhiêu. Ðáng buồn là những người nói lên điều này thường lại là Kitô hữu (ít ra trên danh nghĩa).

    Những trở ngại với quan điểm này thật không phức tạp gì cả. Kitô giáo đưa ra một chuỗi những lời xác nhận về Thiên Chúa và con người: Rằng chính Chúa Giêsu Nadareth là Thiên Chúa, và Người đã chết và sống lại -- tất cả để chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi. Mọi tôn giáo khác trên thế giới phủ nhận tất cả những điều này. Cho nên, nếu Kitô giáo là đúng, thì đạo này nói cho thế gian biết một chân lý sống còn -- một chân lý mà tất cả các tôn giáo khác phủ nhận.

    Chỉ điều này thôi đã làm cho Kitô giáo thành duy nhất.

    Nhưng nó không ngừng ở đó. Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan.

    "Thầy là đường, sự thật, và sự sống; không ai có thể đến với Chúa Cha, mà không qua Thầy."Trong Kitô giáo, chúng ta có trọn sự mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại. Ðúng là tất cả các tôn giáo chứa đựng một phần chân lý -- số lượng thay đổi tùy theo tôn giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta khao khát mong muốn theo và thờ phượng Thiên Chúa, chúng ta có nên làm theo cách Ngài chỉ dạy không?

    Nếu Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, thì chỉ Kitô giáo chứa đựng hoàn toàn chân lý này.

    3. "Cựu Ước và Tân Ước trái ngược nhau ở nhiều chỗ. Nếu một Thiên Chúa toàn năng linh hứng Thánh Kinh, thì Ngài đã không để cho có sai lỗi."

    Ðây là một luận điệu thông thường, người ta có thể thấy khắp nơi trên Internet (nhất là những websites vô thần và tự do tư tưởng). Một bài trên website của Vô Thần ghi rằng "Ðiều lạ thường về Thánh Kinh không phải vì tác giả là Thiên Chúa; chính là những mâu thuẫn được bịa đặt vô nghĩa mà người ta có thể tin là được Thiên Chúa thượng trí viết ra."

    Những câu như thế thường được kèm theo một danh sách những câu "mâu thuẫn" trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, những điều cho là mâu thuẫn có ít sai lầm đơn giản. Thí dụ, người phê bình không đọc những sách khác nhau trong Thánh Kinh theo thể văn mà các sách đó được viết. Xét cho cùng, Thánh Kinh là một sưu tập nhiều loại văn tự... lịch sử, thần học, thơ phú, và khải huyền, v.v... Nếu chúng ta đọc các sách này cùng một cách cứng ngắc như chúng ta đọc báo ngày nay, thì chúng ta sẽ bị bối rối kinh khủng.

    Và danh sách "các mâu thuẫn" trong Thánh Kinh minh xác điều này. Thí dụ lấy điều đầu tiên trong danh sách Vô Thần của Mỹ:

    "Hãy nhớ ngày Sabát, và giữ nó cách thánh thiện." (Xuất 

    Giỏ hàng (0)